Giữa vô vàn sản phẩm chăm sóc da serum các loại, nhưng bạn lại không biết nên bôi cái nào trước nên bôi cái nào sau. Vậy hãy cùng tham khảo bài viết sau nhé.

  • Độ pH của da „khỏe mạnh“ là 4.5-5.5.

Những sản phẩm có độ pH cách biệt với độ pH „trung hòa của da“ từ 1.5 trở lên có tác động khá lớn đến da. Ví dụ pH từ 7 trở lên có khả năng khô da. pH từ 3 trở xuống có khả năng gây châm chích.

Trong hình bên là tóm tắt khái quát độ pH (độ kiềm) của các sản phẩm chứa các hoạt chất tiêu biểu trong mỹ phẩm. 

  • Độ pH của sản phẩm đảm bảo cho hoạt chất được tồn tại ở trạng thái bền, ổn định kết cấu của sản phẩm mà hoạt chất không bị phân hủy. Do đó nếu một số hoạt chất lúc bôi lên da bị thay đổi đột ngột độ pH thì hoạt chất chưa kịp ngấm vào da đã bị hủy, không phát huy được tác dụng của chúng. Trong trường hợp xấu có thể gây ra phản ứng hóa học ngoài mong đợi gây kích ứng da.Việc kết hợp các sản phẩm đúng thứ tự sẽ giảm thiểu kích ứng, cũng như giúp sản phẩm phát huy tác dụng trên da, tiết kiệm chi phí cho bạn, tránh trường hợp dùng sản phẩm mà không phát huy tác dụng do sản phẩm bị hủy hoặc không thấm vào da. 


  • Bên cạnh đó, độ pH cũng làm thay đổi điểm đặng điện của sản phẩm, ảnh hưởng đến tính ổn định của kết cấu sản phẩm. Nếu độ pH của 2 sản phẩm bôi cạnh nhau chênh lệch lớn, điểm đặng điện bị thay đổi, kết cấu sản phẩm mất ổn định, có thể bị hủy liên kết giữa các chất, dẫn đến sản phẩm bôi sau bị vón.


  • Tránh kết hợp những sản phẩm có độ pH chênh lệch nhau quá 2.


Ví dụ bạn không nên bôi liền nhau sản phẩm ở pH 3.6 với một sản phẩm ở pH 6. Thay vào đó bạn nên để khoảng cách giữa 2 sản phẩm này xa nhau, khoảng 5-10 min hoặc lâu hơn (nếu da thiên khô) để da có thể chuyển từ pH 3.6 (sau khi bôi serum thứ nhất) về trạng thái pH ổn định 4-5, rồi hãy bôi tiếp sản phẩm có pH 5-6. 


  • Bên cạnh độ pH thì kết cấu của sản phẩm cũng ảnh hưởng đến thứ tự bôi sản phẩm.Nếu các sản phẩm có độ pH gần nhau thì nên ưu tiên theo thứ tự LỎNG TRƯỚC ĐẶC SAU, GỐC NƯỚC TRƯỚC GỐC DẦU SAU. Vì sản phẩm càng lỏng, phân tử càng nhỏ, dễ thẩm thấu, như vậy pH của da nhanh tự cân bằng về trạng thái ổn định. Còn sản phẩm càng đặc hay dầu khó thấm thì sản phẩm sẽ mất thời gian lâu hơn để thẩm thấu, thời gian tồn tại trên da lâu hơn, như vậy da sẽ mất thời gian để ổn định độ pH hơn. 


Ví dụ bạn có thể dùng Vitamin C (SAP) Zesa Cosma Aegis C (pH 6. trước cả Aquanova (pH 5.7), do Aegis C rất lỏng so với Aquanova và do Aquanova có pH gần với với pH ổn định của da. Tóm lại, lúc bôi kết hợp sản phẩm, bạn nên cân nhắc chiều pH của sản phẩm từ thấp đến cao. 

  • Ngoài ra lưu ý kết cấu của sản phẩm, thứ tự „lỏng trước đặc sau“ hay „gốc dầu trước, gốc nước sau“, để có thể giúp giảm thiểu thời gian ngồi chờ sản phẩm thẩm thấu cũng như kết hợp các sản phẩm được hiệu quả hơn và hạn chế kích ứng xảy ra.


  • Lưu ý:Yếu tố quan trọng nhất để quyết định việc layer kết hợp các sản phẩm là da của bạn có đủ sức chịu đựng hay không. Da mỗi người sẽ có một sức chịu đựng khác nhau, nên việc người này bôi kết hợp không bị làm sao, nhưng bạn bôi có khi là một vấn đề đầy sao. Do đó bạn cần quan sát làn da của mình và kiểm tra thử liệu da mình có phục hồi độ pH nhanh không, có dễ bị kích ứng hay không, để đưa ra được quyết định có nên bôi kết hợp sản phẩm với nhau hay không. 





3.527
Erreichte Personen


390
Interaktionen


Kann nicht beworben werden


21Du und 20 weitere Personen2 Kommentare7 Mal geteilt

UmarmungKommentierenTeilen